Công ty TNHH du lịch LATOUR Đà Lạt
Latour Đà Lạt
Điện thoại: 0855566777 - Email: latourdalattravel@gmail.com
Địa chỉ: Số 36, đường Vạn Kiếp, phường 8, Đà Lạt, Lâm Đồng

Thánh thất Đa Phước - Cao đài lớn nhất Việt Nam tại Đà Lạt

10-10-2017
Đất nước Việt Nam với sự đa dạng văn hóa và màu sắc tôn giáo là một trong những thế mạnh cần phải gìn giữ và phát huy, cùng với Phật giáo và Công giáo, đạo Cao đài là một trong những tôn giáo rất phát triển ở phía Nam, trong đó có cao nguyên Lâm Viên. Thánh thất Đa Phước (hay còn gọi là Thánh thất Cao Đài Đà Lạt) không chỉ là nơi dành cho các tín đồ đạo Cao Đài sinh hoạt tín ngưỡng, nơi đây còn là một công trình kiến trúc đặc sắc hấp dẫn du khách đến tham quan.

Giới thiệu về Thánh thất Đa Phước Đà Lạt

Thánh thất Cao Đài Đà Lạt nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 7km về hướng Đông, tọa lạc trên một ngọn đồi yên tĩnh và lộng gió rộng khoảng 10 ha, xung quanh được che phủ bởi những rặng thông xanh mát đã tạo nên cho thánh thất một vẻ thơ mộng lẫn trang nghiêm, khung cảnh hài hòa giữa kiến trúc tôn giáo với cảnh quan thiên nhiên.
Thánh thất Đa Phước Đà Lạt

Thánh thất Đa Phước Đà Lạt

Vào năm 1938, Lễ sanh Ngọc Ngọ Thanh - một chức sắc Cao Đài được Hội thánh Cao đài Tây Ninh đã được cử làm Quyền Khâm Châu phụ trách đến thành phố Đà Lạt phổ độ, truyền bá giáo lý và cai quản tộc đạo nơi đây. Ông đã chọn Trại Mát là nơi xây dựng Thánh thất, và từng bước biến nơi đây thành thánh thất Cao Đài lớn nhất Việt Nam hiện nay.

Tham quan Thánh thất Đa Phước Đà Lạt

Về kiến trúc tổng thể của Thánh Thất Đa Phước Đà Lạt được xây dựng theo mẫu số 2 của Tòa Thánh Tây Ninh với cấu trúc có đầy đủ Tam Đài là: Hiệp Thiên Đài nằm phía trước, Cửu Trùng Đài ở giữa và Bát Quái Đài ở phía sau. Mỗi khu vực đều mang chức năng và sắc thái đặc trưng tiêu biểu giống như ở Tòa Thánh Tây Ninh. Nhưng một số chi tiết trong trang trí được thay đổi, góp phần làm điểm nhấn ấn tượng cho Thánh Thất Đà Lạt.
Thánh thất Đa Phước Đà Lạt
Từ cổng tam quan (trong đạo Cao Đài, Tam quan có nghĩa là ba giác quan khẩu - nhãn - nhĩ giúp con người tránh khỏi lạc lối) men theo những bậc thang kéo dài từ chân dốc lên chánh điện tòa thánh du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những rặng thông xanh trải dài ngút ngàn dưới chân đồi cùng với những khóm hoa trãi dài suốt đường đi. Sân chánh điện nổi bật với cột tháp cao vút sơn vàng với 4 mặt được các nghệ nhân khéo léo điêu khắc 24 chữ vạn rỗng kéo dài tới đỉnh, phần chóp đỉnh được trang trí rồng thần màu xanh ngọc đang cuộn mình hướng lên trời cao.
Để vào Thánh thất Cao Đài Đà Lạt , người ta phải bước qua năm bậc thềm, tượng trưng cho Ngũ Chi Đại Đạo và năm bước tiến hóa của nhân loại theo quan điểm của đạo Cao đài: Nhân, Thần, Thánh, Tiên, Phật.
Qua năm bậc thềm của lối vào chính là khu vực Tịnh Tâm Điện. Phía trước là bức tranh Tam Thánh Cao đài đang ký Thiên Nhơn hòa ước, họa giống hình của Tòa thánh Tây Ninh. Gian trong của thánh thất gọi là Chánh điện phía sau bức tranh Tam Thánh Cao đài, đối diện với bàn thờ Thượng Đế là bàn thờ Hộ pháp vẽ hình chữ Khí bằng chữ Hán, nhưng không đắp tượng Hộ pháp Phạm Công Tắc như ở Tòa thánh Tây Ninh.
Thánh Thất Đa Phước không chỉ là nơi lui tới hành hương của các tín đồ đạo Cao Đài mà còn là nơi để các du khách gần xa ghé thăm và tìm hiểu kiến trúc và nét đẹp của tôn giáo đặc biệt này. Sự khác biệt thể hiện ở cảnh quan đặc trưng của phố núi Đà Lạt, chính cảnh quan cũng góp phần rất lớn làm cho Thánh Thất này ngoài việc giữ vẻ nghiêm tịnh vốn có, vẻ độc đáo của kiến trúc đặc trưng ấn tượng của Đạo Cao Đài, còn trộn lẫn chút nên thơ thanh thoát khác lạ, khiến lòng người trở nên nhanh chóng dịu nhẹ khi đặt chân đến thăm Thánh thất Cao Đài Đà Lạt.

GỌI ĐIỆN SMS CHỈ ĐƯỜNG